Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Các hình thức học tập, nguồn lực và thực trạng E-learning ở Việt Nam

1. CÁC HÌNH THỨC HỌC TẬP VỚI E-LEARNING
            Là một hệ thống học tập mềm dẻo và linh hoạt, có thể tổ chức dạy học theo nhiều hình thức khác nhau. Dưới góc độ vai trò của hệ thống e-Learning trong việc hoàn thành một khóa học, có thể kể ra hai hình thức học tập (mode of learning) chính là học tập trực tuyến và học tập hỗn hợp.
      1.1. Học tập trực tuyến (Online learning)
            Là hình thức, việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ trên môi trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Theo cách này, e-Learning chỉ khai thác được những lợi thế của e-Learning chứ chưa quan tâm tới thế mạnh của dạy học giáp mặt.
            Thuộc về hình thức này, có hai cách thể hiện là dạy đồng bộ (Synchronous Learning) khi người dạy và người học cùng tham gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ (Asynchronous Learning), khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập ở những thời điểm khác nhau.
     1.2. Học tập hỗn hợp (Blended learning)
            Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt. Theo cách này, e-Learning được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, với những nội dung khác vẫn được thực hiện thông qua hình thức day học giáp mặt với việc khai thác tối đa ưu điểm của nó. Hai hình thức này cần được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cho khóa học.
            Với đặc điểm như trên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến với nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới, kể cả các nước có nền giáo dục phát triển.
2. NGUỒN LỰC CHO E-LEARNING
     2.1. Con người
            Theo mô hình hệ thống e-Learning (1.1), có ba đối tượng sẽ tham gia vào hệ thống quản lý học tập với những vai trò khác nhau. Cụ thể như sau:
Người quản trị
            Đây là người có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống quản lý học tập với các chức năng như tạo lập khóa học, phân quyền cho giáo viên, cấp phát tài khoản người dùng, thiết lập môi trường, trợ giúp người dạy và người học về công nghệ…Người này cần nắm vững chương trình đào tạo, nghiệp vụ quản lý đào tạo, có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin nói chung, về quản trị hệ thống quản lý học tập nói riêng.
Người dạy:
            Là nhân tố chính trong việc cung cấp các khóa học trên hệ thống quản lý học tập. Ngoài các hoạt động học tập, các học liệu đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm định trước theo hướng phỏng theo các hoạt động học tập của hình thức dạy học giáp mặt để giúp người học tự lực trong học tập, người dạy cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống quản lý học tập trong việc định hướng kế hoạch học tập, thông báo, cảnh báo, đánh giá, chỉ dẫn, trợ giúp người học một cách thường xuyên và kịp thời.
Người học:
            Đây là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học dựa trên e-Learning. Các khóa học cần được thiết kế theo đúng định hướng lấy người học làm trung tâm. Khi tham gia học tập, người học sẽ thực hiện các hoạt động học tập đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm để tự lực, chủ động khám phá tri thức, kỹ năng của khóa học. Bên cạnh đó, người học cũng thường xuyên nhận được các thông tin chỉ dẫn, giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cung nhau thảo luận, chia sẻ thông qua chức năng hợp tác trên mạng.
     2.2. Hạ tầng Công nghệ thông tin
Với cơ sở giáo dục:
            Cần sở hữu hoặc thuê máy chủ đủ mạnh để đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự tham gia đồng thời của số lượng lớn người dạy, người học trên hệ thống quản lý học tập. Trên máy chủ cần cài đặt phần mềm hệ thống quản lý học tập LMS (sẽ được giới thiệu trong phần 2 của tài liệu này).
Với người dạy và người học:
            Cần có máy tính kết nối với Internet. Riêng người dạy, cần sở hữu các công cụ thiết kế khóa học (Authoring Tools) để thiết kế nội dung học tập (sẽ được giới thiệu trong phần 3 của tài liệu). Bên cạnh đó, cũng cần sử dụng các phần mềm trong việc tạo ra, xử lý các đối tượng đa phương tiện, tạo hoạt hình, tạo bài trắc nghiệm, các công cụ chụp ảnh màn hình (capture)..để tạo ra nguồn tài nguyên sử dụng trong khóa học.
3.THỰC TRẠNG E-LEARNING TẠI VIỆT NAM
            Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiêm cứu, tìm hiểu về e-Learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu e-Learning tại Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập đến nhiều về e-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo tại Việt nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội Nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lầm thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và Hội thảo khoa học "Nghiên cứu và triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về e-Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt nam.
            Các trường đại học ở Việt nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai 8-Learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT – ĐHQGHN, Đại học Bách khoa HN, ĐHQG TP.HCM, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Sư phạm HN…, gần đây nhất, Cục Công nghệ thông tin Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng e-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-Learning ở Việt nam.
            Việt Nam đã gia nhập mạng e-Learning Châu Á (Asia E-Learning Network-AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học – Công nghệ, trường Đại học Bách khoa, Bộ Bưu chính viễn thông…
            Điều này cho ta thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực e-Learning ở Việt nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.

1 nhận xét:

  1. Inside the dead zone, oxygen prohibits light from curing the resin situated closest to the window due to this fact permitting the continual circulate of liquid beneath the printed part. Just above the dead zone the UV projected light upwards causes a cascade like curing of the part. While additive manufacturing-specific degrees are pretty new, universities have lengthy been using 3D printers in different disciplines. There are many educational programs one can take to engage with 3D printing. Universities supply programs on things would possibly be} adjacent to 3D printing like CAD and 3D design, which may be utilized to 3D printing at a certain stage. Direct again to the} creation of an object straight from the 3D design whereas indirect manufacturing implies that the object that's 3D printed ultimately is preffer used to create a mildew for investment casting.

    Trả lờiXóa