Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Video hướng dẫn tạo câu hỏi cho khóa học bằng phần mềm Lectora

Video hướng dẫn thiết kế khóa học bằng phần mềm Lectora

Video khóa học được thiết kế bằng phần mềm Lectora

Các bước tạo ra một khóa học trong Lectora

 Các bước tạo ra một khóa học trong Lectora
Bước 1: Lựa chọn tab "Title wizard” để tạo khóa học tự động
            Lectora cung cấp sẵn 10 kiểu giao diện khác nhau cho khóa học. Trong ví dụ minh họa, khóa học mới được tạo ra thông qua kiểu "Aqua”. Sau khi đã chọn kiểu giao diện cho khóa học, nhắp "OK”


Lựa chon giao diện khóa học

Bước 2: Nhập tiêu đề khóa học, lựa chọn thư mục chứa khóa học
            Trong ví dụ minh họa, tiêu đề khoá học là "Li luan day hoc Cong nghe”. Khi cần thay đổi thư mục chứa khóa học, nhắp chuột vào nút lệnh "Choose Folder”. Nhắp chọn nút lệnh "Next” để tiếp tục.


Nhập tiêu đề cho khóa học

Bước 3: Lựa chọn kích thước trang thông tin

            Nếu chọn Fixed page size, kích thước mặc định của trang thông tin là 640x480. Có thể thiết kế trang dài hơn nếu chọn mục "Taller page with scrollbar”. Nhắp vào nút lệnh "Next’ để tiếp tục.


Lựa chon kích thước trang
Bước 4: Lựa chọn số chương trong khóa học

            Lectora tự tạo số chương trong khoá học. Khi hộp chọn "Include test at end of Title” được chọn, phần trắc nghiệm sẽ tự động được thêm vào khóa học. Nhấp tiếp nút lệnh "Next”.


Lựa chon cấu trúc khóa học
Bước 5: Nhập tên các chương
            Tùy thuộc vào số chương của khóa học đã tạo ra ở bước trước, Lectora yêu cầu nhập tên cho từng chương. Trong hình minh hoạ, tên của hai chương được nhập là: "Giới thiệu về môn LLDH Công nghệ” và "Môn Công nghệ ở trường phổ thông”. Kết thúc bước này, nhấn vào nút lệnh "Finish” để hoàn tất việc tạo giao diện và cấu trúc khóa học.


Đặt tên chương

Bước 6: Bổ sung thông tin và hoàn thiện khóa học

            Các bước từ 1 đến 5 chỉ mới tạo ra giao diện của khóa học, cấu trúc khóa học theo chương, mục chứ chưa có nội dung của khóa học.
            Trong bước này, cần tiến hành chỉnh sửa giao diện, các tiêu đề (nếu cần thiết); thêm các trang vào chương, phần, đưa thông tin (văn bản, hình ảnh, phim, âm thanh, hoạt hình…) vào các trang tương ứng; tạo các bài trắc nghiệm của khóa học…
Bước 7: Xuất bản khóa học
            Sau khi đã thiết kế hoàn chỉnh khóa học, Lectora cho phép xuất bản khóa học dưới nhiều định dạng khác nhau như:
            Publish to single Executable File: Đóng gói khóa học thành 1 tệp tin có phần mở rộng là "exe”, chạy độc lập được trên các hệ điều hành windows
            Pub to CD-ROM: Xuất bản ra đĩa CD, tự tạo Autorun để mở khóa học.
            Publish to HTML: Xuất bản dưới dạng các trang Web được liên kết với nhau.
            Publish to SCORM/Web-Based: Đóng gói theo chuẩn SCROM, đưa lên hệ thống quản lý nội dung CMS (content management system).







Phần mềm Lectora

1. Giới thiệu về Lectora
            Trivantis Lectora là một phần mềm cho phép cá nhân hay một nhóm tạo ra những khóa học có tính tương tác một cách dễ dàng. Những khóa học này có thể được phát triển dưới dạng một websites hay dưới dạng một ứng dụng độc lập. Phần mềm này hỗ trợ nhiều định dạng thông tin khác nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, phim hay hoạt hình…cũng như hỗ trợ các chuẩn công nghệ Internet như HTML, Java hay JavaScript.
            Lectora là một phần mềm dễ học với những công cụ "kéo-thả”, dễ dàng tạo ra các tương tác với các đối tượng trong khóa học. Bạn có thể làm chủ phần mềm này trong một khoảng thời gian ngắn.
2. Cấu trúc của một khóa học tạo ra bởi Lectora
            Cách đơn giản nhất để hình dung cấu trúc khóa học của bạn là hãy so sánh khóa học đó với một cuốn sách. Cấu trúc một cuốn sách bao gồm nhiều trang thông tin và thường được chia thành các chương (Chapters); mỗi chương có thể tiếp tục chia thành các phần (sections). Với phần mềm Lectora, cấu trúc khóa học có thể được thiết kế giống như cấu trúc một cuốn sách. Tuy nhiên, bạn có thể cấu trúc linh hoạt khóa học theo cách của mình. Đó có thể chỉ là các trang thông tin; có thể được chia thành các chương, các phần…
3. "Internet”, một khái niệm quan trọng khi sử dụng Lectora
            Với Lectora, chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chức năng "inheritance”. Đó là, với những đối tượng, chỉ cần tạo ra một lần và được sử dụng lại nhiều lần trong toàn khóa học như giao diện của các trang, các nút di chuyển giữa các trang….
            Trong Lectora, chức năng "Inheritance” hoạt động theo những nguyên tắc sau:
Những đối tượng có trong một trang, nó chỉ xuất hiện trong trang đó
Những đối tượng có trong một phần sẽ xuất hiện trong tất cả các trang thuộc phần đó.
Những đối tượng có trong một chương sẽ xuất hiện trong tất cả các trnag thuộc các phần trong chương đó.
Những đối tượng có trong một khóa học sẽ xuất hiện trong tất cả các trang trong mỗi phần của mỗi chương trong khóa học đó.
4. Những định dạng thông tin Lectora hỗ trợ
            + Hoạt hình: GIF Animations (.gif); Flash Animations (.swf.spl)
            + Hình ảnh: JPEG (.jpeg,.jpg); GIF (.tif); Windows bit map (.bmp); Windows metafiles (.wmf); Portable Network Graphics (.png)
            + Phim: Microsoft (.avi); Quicktime (.mov); MPEG (.mpg, .mpeg); Real Media (rm,rmm,ram); Microsoft Streaming Video (.asf); RealMedia Streaming Video (.rm)
            + Âm thanh: Wave (.wav); MIDI (.mid, .rmi); MP3 (.mp3); Sun (.au); Macintosh (.aiff or .aif); Microsoft Streaming Audio (.asf); RealMedia Streaming Audio (.rm)
            + Văn bản: Rich-Text documents (.rtf); Text documents (.txt)
            + IPIX: An interactive, 360 degree, 3-dimensional image; shockwave, HTML, Java, Javascript; Supported via the External HTML Object
5. Lược đồ của khóa học 
            Công việc rất quan trọng và cũng là việc làm đầu tiên khi dùng Lectora hay bất cứ phần mềm nào để thiết kế các khóa học là thiết kế kịch bản của khóa học. Theo đó, khóa học được thể hiện thông qua hàng loạt các màn hình kế tiếp nhau  theo logic khóa học. Việc duyệt qua các trang màn hình được thực hiện thông qua hệ thống các nút lệnh (next, previous) hay qua nhanh thực đơn.
6. Giao diện chính

Giao diện Lectora           
Ngoài thanh thực đơn, thanh công cụ, giao diện phần mềm Lectora được chia làm hai phần chính:
            Phần bên trái: (vùng quản lý các đối tượng tạo khó học). Bao gồm các "action” để tạo số trang tự động cho khóa học; các nút lệnh để duyệt qua các nội dung của khóa học và các chương, phần, trang thông tin cho khóa học. Muốn chuyển tới một chương, phần, trang nào đó để biên tập nội dung, người dùng sẽ thao tác trên vùng này.
            Phần bên phải: (vùng nhập thông tin cho khóa học). Thể hiện nội dung tương ứng cho chương, phần hay trang được chọn ở vùng quản lý các đối tượng khoá học. Khi biên soạn khóa học, nội dung sẽ được chèn trực tiếp vào vùng này.
7. Các thanh công cụ
Thanh công cụ chuẩn (Standard toolbar)


Thanh công cụ chuẩn
New: Tạo khóa học mới
Open: Mở khóa học đã có
Save: Lưu trữ khóa học
Cut: cắt dữ liệu
Copy: Sao dữ liệu
Paste: Dán dữ liệu
Undo: Bỏ lệnh đã thực hiện
Redo: Thực hiện lại lệnh đã bỏ
Find: Tìm kiếm
Find Next: Tìm kiếm tiếp
Print: In trang khóa học
Held: Trợ giúp
Thanh công cụ chữ (text toolbar)


Thanh công cụ chữ
Font: Lựa chọn font chữ
Font Size: lựa chọn cỡ chữ
Color: Lựa chọn màu chữ
Bold: Lựa chọn chữ in đậm
Italic: Lựa chọn chữ nghiêng
Underline: Lựa chọn chữ gạch chân
Align left: Canh lề trái
Center: Canh lề giữa
Align right: Canh lề phải
Align Both: Canh lề hai bên
Numbering: Tạo danh sách có thứ tự
Bullet: Tạo danh sách không có thứ tự
Decrease Indent: Giảm khoảng cách thụt đầu dòng
Increase Indent: Tăng khoảng cách thụt đầu dòng
Hyperlink: Tạo liên kết
Reference: Tham chiếu
Thanh công cụ chèn (insert toolbar)

Thanh công cụ chèn
Add Chapter: Thêm chương
Add Section: Thêm phần
Add Page: Thêm một trang
Add test: Thêm bài trắc nghiệm
Add test Section: Thêm phần trong bài trắc nghiệm
Add Question: Them câu hỏi trắc nghiệm
Add text Block: Chèn đoạn văn bản
Add Image: Chèn ảnh
Add Animation: Chèn hoạt hình
Add Video: Chèn Video
Add APIX: Chèn ảnh
Add Audio: Chèn âm thanh
Add Button: Chèn nút lệnh
Add Table of content: Chèn cây thư mục nội dung
Add Referece List: Chèn danh sách tham chiếu
Add Document: Chèn một têp tin văn bản
Add Extermal HTML: Chèn các thẻ HTML
Add Menu: Chèn thanh thực đơn
Add Equation: Chèn công thức
Add Action: Chèn các hoạt động
Thanh công cụ hiển thị chế độ làm việc (Mode bar)


Công cụ hiển thị chế độ làm việc
Edit Mode: Chế độ soạn thảo
Run Mode: Chế độ chạy thử
Preview Mode: Chế độ xem trước khóa học
Thanh công cụ vẽ (Drawing toolbar)


Công cụ vẽ
Shape Bar: Thanh công cụ vẽ các hình
Block Arrow Bar: Thanh công cụ vẽ các mũi tên
Triangle Bar: Thanh công cụ vẽ các tam giác
Trapezoid Bar: Thanh công cụ vẽ các hình thang
Paralleologram Bar: thanh công cụ vẽ các hình bình hành
8. Giao diện vùng soạn thảo các trang thông tin của khóa học


Giao diện trang đầu khóa học
9. Vùng quản lý các đối tượng chèn vào khóa học

                          Quản lý các đối tượng của khóa học

Công cụ xây dựng khóa học

 Khái quát về công cụ xây dựng khóa học
            Một là, dùng chính hệ thống quản lý học tập để tạo khóa học (đã được giới thiệu trong chương trình 2). Theo cách này, giáo viên không cần sử dụng các công cụ khác mà vẫn tạo được khóa học từ việc viết mục tiêu; hướng dẫn học tập; phân bố thời gian; kế hoạch học tập; cung cấp tài nguyên; thiết kế các hoạt học tập; các diễn đàn trao đổi, hợp tác…Tuy nhiên, theo cách này, có một số hạn chế về cấu trúc khóa học, về học liệu, đặc biệt là tính tương tác với nội dung học tập.
            Hai là, dùng Authoring Tools để tạo khóa học. Theo cách này, cấu trúc khóa học sẽ được thể hiện rõ ràng, nội dung, tài nguyên, các hoạt động học tập được thiết kế tập trung, cho phép tạo ra các hoạt động với sự tương tác cao theo ý đồ người dạy. Tuy nhiên, khóa học được tạo theo cách này chưa bao gồm các hoạt động tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau.
            Thông thường, người dạy kết hợp cả hai cách trên trong việc thiết kế một khóa học, ở đó sử dụng LMS để tạo khóa học, lập kế hoạch học tập, cung cấp các tài nguyên ngoài, thiết kế một số hoạt động hợp tác, chia sẻ, quản lý lớp học…, còn sử dụng Authoring Tools để tạo các hoạt động dạy học tương tác, các hoạt động đánh giá và thường được nhập vào LMS dưới định dạng chuẩn SCORM. Người dạy phải kiểm soát được nội dung nào làm theo cách 1, nội dung nào làm theo cách 2.
           

Các bước thiết kế, xây dựng một khóa học

Các bước thiết kế, xây dựng một khóa học
Bước 1: Xác định nhu cầu và mục tiêu
            Trong bước này, cần xác định mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu của một bài học gồm những kiến thức người học cần biết hoặc có thể làm được sau khi kết thúc bài học. Điều lưu ý đầu tiên ảnh hưởng đến sự xác định mục tiêu trong mỗi bào giảng là khả năng tiệp nhận kiến thức của người học. Vì vậy, khi xác định mục tiêu trong mỗi bài giảng cần xác định rõ các yêu cầu trọng tâm trong mỗi bài học và nhu cầu về lượng kiến thức người học cần chiếm lĩnh.
Bước 2: Thu nhập tài nguyên
            Tài nguyên cần phải liên quan đến chủ đề của bài dạy. các tài nguyên cần thiết cho chủ đề của mỗi bài học có thể lấy từ giáo trình, sách tham khảo, phim ảnh và quan trọng nhất là từ các chuyên gia hay những người có kiến thức sâu sắc trong từng lĩnh vực liên quan. Tài nguyên vật chất dùng cho việc thiết kế bài giảng gồm chữ viết (text); hình ảnh (picture); âm thanh (sound); hoạt hình (animation); Phim (movie)…
Bước 3: Nghiên cứu nội dung:
            Xây dựng các bài học phải là người hiểu biết sâu sắc về nội dung cần được trình bày. Các nhà thiết kế có thể nghiên cứu nội dung bài giảng bằng cách làm việc với các chuyên gia, đọc sách và các tài liệu hướng dẫn và thường thì họ tự đặt mình vào vị trí một sinh viên. Tóm lại, không thể xây dựng được những bài học hiệu quả nếu không thông thạo nội dung của bài học.
Bước 4: Hình thành ý tưởng
            Sử dụng  phương pháp công não (brainstorming) để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Bằng cách công não, các nhà thiết kế với sự giúp đỡ của nhiều người khác ttrong nhóm có thể có được rất nhiều ý tưởng khác nhau để lựa chọn, đánh giá chất lượng, tính khả thi của các ý tưởng.
Bước 5: Thiết kế bài giảng
            Dựa trên những ý tưởng đã được chọn, thể hiện bài giảng với những chiến lược sư phạm phù hợp.
Bước 6: Lưu đồ tiến trình bài học
            Biểu đồ tiến trình rất quan trọng vì các hướng dẫn bài giảng với sự hỗ trợ của máy tính thường là tương tác được và nó thể hiện sự liên kết trong bài giảng. Biểu đồ tiến trình gồm có thông tin khi nào máy tính cung cấp tư liệu, điều gì xảy ra khi người học làm sai và khi nào bài học kết thúc….
            Mức độ chi tiết của biểu đồ tiến trình khác nhau tùy theo từng phương pháp được áp dụng khi thiết kế. Đối với các phương pháp đơn giản (bài hướng dẫn, bài tập rèn luyện, bài kiểm tra) nên dùng các biểu đồ đơn giản miêu tả tổng quan về phạm vi và tiến trình của bài học.
Bước 7: Thể hiện nội dung các bài học
            Bước này, tập trung vào thiết kế và xây dựng các bài dạy. Thông thường, các nội dung đó được thể hiện dưới các hoạt động dạy học (educational activities) thông qua các hành động, hoạt động cụ thể của người học. Thực tiễn cho ta thấy, chất lượng của một courseware phụ thuộc phần lớn vào cách thức thể hiện nội dung thành các hoạt động.
Bước 8: Thể hiện bài dạy thành chương trình
            Bước này là quá trình chuyển đổi kịch bản trên giấy thành courseware. Có rất nhiều phần mềm cho phép thực hiện công việc này như phần mềm eXe Learning, Lectora, IBM Authoring Tool….
Bước 9: Xây dựng các tài liệu hỗ trợ
            Thường có 4 loại: tài liệu hướng dẫn sinh viên, tài liệu hướng dẫn giảng viên, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn bổ sung. Giáo viên và người học có các nhu cầu khác nhau do đó tài liệu cho mỗi đối tượng cũng khác nhau. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho việc "cài đặt” những bài giảng phức tạp hoặc cần có các thiết bị phức tạp. Tài liệu hướng dẫn bổ sung gồm phiếu học tập, biểu đồ, bài thi, ảnh và bài luận…
Bước 10: Đánh giá và chỉnh sửa
            Cuối cùng, bài giảng và các tài liệu hỗ trợ cần được đánh giá bằng cách tự mình xem xét hoặc nhờ các chuyên gia nhận xét. Cũng có thể sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng chất lượng của các bài học. Trên cơ sở đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung để có được những sản phẩm hoàn chỉnh mất.

Khóa học, yêu cầu và cấu trúc của khóa hoc

1.  Khái niệm khóa học
            Thuật ngữ Tiếng anh: Courseware mô tả khóa học được sử dụng trong dạy học dựa trên hệ thống e-Learning
Có nhiều định nghĩa về Courseware, dưới đây là một số định nghĩa trên Internet:
Phần mềm máy tính và các tài liệu (materials) kết hợp lại được thiết kế dùng cho mục đích đào tạo và giáo dục.
Phần mềm giáo dục dùng để triển khai hệ thống tài liệu cho một khóa học và các hướng dẫn thực hiện (instructional) cho khóa học đó thông qua máy tính.
Phần mềm được thiết kế cho một chương trình giáo dục
Bất cứ chương trình phần mềm giáo dục hay giảng dạy nào
Phần mềm bao gồm chức năng hướng dẫn học tập thông qua hệ thống các bài học của một chủ đề xác định
Phần mềm được sử dụng trong quá trình dạy và học để hướng dẫn sinh viên trong một lĩnh vực cụ thể
Một chương trình hay một phần mềm được phát triển hay được sử dụng như một phương tiện giáo dục (educationl means) nhằm thực hiện quá trình dạy học dưới sự hỗ trợ của máy tính.
Courseware là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một phần mềm được sử dụng nhằm hỗ trợ một khóa học hay một phần khóa học.
     Trên cơ sở tham khảo các khái niệm trên, trong tài liệu này, chúng ta có thể hiểu: khóa học (courseware) là một ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng như một công cụ học tập hay hỗ trợ quá trình dạy học theo cách cung cấp học liệu (materials) đi kèm với những hướng dẫn sư phạm (instructions) được thiết kế tối ưu để đảm bảo người học có thể tự học dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
2. Yêu cầu khóa học e-Learning
            Khi độc lập tự học tập với courseware, người học không tiếp xúc trực tiếp với giáo viên, do vậy, nội dung học tập trong sách giáo kgoa, giáo trình, tài liệu tham khảo phải được gia công với các biện pháp sư phạm thích hợp với sự bổ sung đáng kể các nguồn tài nguyên và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo rằng sinh viên có thể tự học với courseware một cách hiệu quả nhất. Theo cách tiếp cận đó, xin đề xuất một số yêu cầu cơ bản một courseware cần đạt được:
Thể hiện rõ ràng mục tiêu học tập
Thể hiện những điều kiện tiên quyết khi tham gia khóa học. Có những thông tin mô tả tóm tắt về nội dung courseware
Cấu trúc rõ ràng, logic
Có nội dung chính xác, phù hợp với mục tiêu học tập
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, thuận tiện khi duyệt qua nội dung học tập
Có khă năng định vị thông tin trong quá trình học tập
Hỗ trợ tìm kiếm thông tin
Thể hiện mối quan hệ giữa học tập với courseware với các hình thức học tập khác
Đảm bảo người học biết bắt đầu từ đâu, tiến trình học tập như thế nào, trong điều kiện gì.
Việc học tập của người học được thể hiện phần lớn thông qua các hoạt động cụ thể
Tích hợp các lý luận dạy học hiện đại nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
Đảm bảo tính tương tác với nội dung, cho phép traie nghiệm để hình thành một số kỹ năng điển hình.
Người học có thể tự đánh giá mức độ tiến bộ trong quá trình học tập
Giúp cho người học hoàn thành được những bài tập vận dụng
Đầy đủ về tài liệu tham khảo
Tài nguyên học tập đa dạng, hợp lý
Phù hợp chuẩn SCORM 1.2 hoặc SCORM 2004
      Những yêu cầu trên chưa bao gồm các yếu tố đảm bảo sự tương tác, phản hồi giữa người dạy với người học, giữa người học với nhau. Khi khai thác trong môi trường LMS (Learning Management System), yêu cầu trên sẽ được đáp ứng. Cũng với LMS, nhiều yêu cầu trên có thể được thực hiện một cách dễ dàng.
3. Cấu trúc khóa học
            Courseware được xây dựng dựa trên những quy ước dưới đây:
            + Một khóa học (course) là tập hợp các phần (section).
            + Một phần bao gồm tập hợp nhiều chủ đề (topic).
            + Một chủ đề bao gồm tập hợp các hoạt động học tập (educationl activitiea).
            + Một hoạt động học tập bao gồm tập hợp các hành động, thao tác.
            Những khái niệm trên rất linh hoạt, cho phép người thiết kế lựa chọn các chủ đề liên quan đến một khóa học, hay thể hiện một chủ đề dưới dạng các hoạt động dạy học cụ thể.
            Một hoạt động học tập có thể là sự kết hợp của nhiều hành động, động tác như: đọc một đoạn văn bản, nhìn và quan sát một hình ảnh, lắng nghe một âm thanh, quan sát một loạt hình, thí nghiệm, thựa hành ảo, mô phỏng hay một vài hướng dẫn để thực hiện các bài tập nhằm giúp người học lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng trong hành động.
            Có rất nhiều cách để thể hiện cấu trúc của một khóa học, dưới đây là một gợi ý gồm 4 nội dung chính sau:
Thông tin chung về khóa học: Trong phần này, cần thể hiện những thông tin cơ bản về khóa học. Những nội dung này được người học tham khảo đầu tiên khi bắt đầu khóa học. Trên cơ sở đó, một bức tranh tổng thể về khóa học được hình thành. Có thể bao gồm các thông tin sau đây:
            + Tên khóa học
            + Người xây dựng
            + Số đơn vị học trình
            + Mục tiêu tổng thể của khóa học
            + Mô tả tóm tắt về nội dung khóa học
            + Điều kiện tiên quyết
            + Thông tin đánh giá của khóa học
            + Cấu trúc các chương, bài, mục
            + Sự phối hợp giữa hoạt động học tập này vơi các hình thức khác
            + Thông tin về bản quyền
Hướng dẫn học tập: Khác với một cuốn sách điện tử (e-book), nội dung courseware được thiết kế giúp cho người học thực hiện theo những hướng dẫn, tham gia vào các hoạt động người học tự lực học tập với nó. Nội dung phần này có thể gồm những thông tin:
            + Giới thiệu về giao diện, cách thức di chuyển giữa các nội dung
            + Ý tưởng sư phạm của courseware
            + Hướng dẫn cụ thể một số hoạt động học tập
Nội dung khóa học:  nội dung chính của courseware được thể hiện trong phần này
nó được thể hiện dưới dạng cây thư mục (tree view) hoặc sử dụng hệ thống liên kết theo cấu trúc (up,  down, next, previous, top). Nội dung khóa học được thiết kế dưới dạng các  hoạt động phong phú (đặt vấn đề, tìm hiểu kiến thức mới, đọc tài liệu, quân sát hình vẽ, trả lời câu hỏi, tự kiểm tra mức độ tiếp thu …) giúp sinh viên tự tìm hiểu nội dung học tập theo cách tự lực và tích cực nhất.
Tài liệu tham khảo chung
+ Các tài liệu tham khảo dưới dạng in ấn
+ Các tài liệu tham khảo trên mạng

Hệ thống quản lý học tập

HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP
 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP
2.1.1 Định nghĩa
            Hệ thống quản lý học tập – LMS (Learning Management System): là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khóa học tới người học. LMS bao gồm nhiều mô-đun khác nhau giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của Internet.
2.1.2. Chức năng của LMS
            - Đăng kí: Học viên đăng ký thông qua môi trường web. Việc quản lý học viên cũng thông qua môi trường web
            - Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức và cá nhân.
            - Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác
            - Theo dõi: Theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo
            - Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chát, diễn đàn, e-mail….
            - Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên
2.1.3. Nhiệm vụ của LMS
            - Quản lý các khóa học trực tuyến (Online courses) và quản lý người học
            - Quản lý quá trình học tập của người học và nội dung dạy học của các khóa học
            - Đảm bảo việc đăng kí khóa học của người học, kết nạp và theo dõi quá trình tích lũy kiến thức của người học. Giúp các nhà quản lý và người dạy học thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
            - Ngoài ra hệ thống còn tích hợp các dịch vụ cộng tác hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin giữa người dạy với người học, giữa người học với người học. Nó bao gồm các dịch vụ: giao nhiệm vụ tới người học, thảo luận, trao đổi, gửi thư điện tử, lịch học….
2.1.4. Phân loại
            Có nhiều loại LMS khác nhau, việc so sánh các loại LMS một cách chính xác và đầy đủ giữa các LMS là một việc làm khó khăn vì có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS. Điểm khác nhau cơ bản giữa các LMS dựa trên những yếu tố sau:
Khả năng mở rộng
Chuẩn hệ thống tuân theo
Hệ thống đóng hay mở
Tính thân thiện người dùng
Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau
Khả năng cung cấp các mô hình học
Giá cả
Một số LMS phổ biến hiện nay trên thế giới phải kể đến là: IBM, BlackBoard, WebCT, Atutor, LRN, Moodle…Trong khuôn khổ tài liệu này xin giới thiệu về LMS Moodle, một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở đang được đánh giá rất cao và chiếm một số lượng lớn người dùng trên toàn thế giới.
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE
2.2.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý học tập Moodle
            Moodle là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.
            Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
            Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.
2.2.2. Cài đặt hệ thống quản lý học tập Moodle cục bộ trên Windows
            Nội dung phần này giới thiệu về cách thức cài đặt hệ thống quản lý học tập Moodle trên máy tính cá nhân với mục đích luyện tập, thực hành trước khi thiết lập hệ thống trên môi trường Internet. Việc cài đặt được thực hiện khá dễ dàng và được thực hiện như sau:
            Bước 1: Download gói sản phẩm Moodle for Windows. Khởi động một trình duyệt Web -> Trên thanh địa chỉ gõ dòng: http://download.moodle.org/windows/
            Bước 2: Giải nén
            Bước 3: Chạy Start Moodle.exe để khởi động hệ thống (giả lập web server)
            Bước 4: Mở trình duyệt web gõ dòng http://localhost để bắt đầu tiến hành cài đặt moodle trên Windows.
QUÁ TRÌNH CÀI ĐẶT
Chọn ngôn ngữ
1. Chọn ngôn ngữ chính cho quá trình cài đặt và cho site sau này. Sau khi lựa chọn ngôn ngữ, nhấn "Next” để tiếp tục.
2. Kiểm tra các thông tin và yêu cầu hệ thống diễn ra, nếu tất cả đều thỏa mãn thì có chữ "Pass” màu xanh. Khi quá trình kiểm tra hoàn tất, nhấn "Next”
3. Nhập thông tin địa chỉ Web, thư mục moodle và thư mục dữ liệu.
Kiểm tra thiết lập PHP
Nếu không có gì đặc biệt, chấp nhận theo thông tin mặc định. Nhấn "Next” để tiếp tục.
4. Cấu hình cơ sở dữ liệu cho moodle
Định vị moodle
Nhập mật khẩu bảo vệ cơ sỏ dữ liệu (nếu cần), các thông tin khác để mặc định. Chọn "Next” để hoàn tất.
5. Kiểm tra mức độ đáp ứng của hệ thống..
Kiếm tra máy chủ
Quá trình kiểm tra file php.ini ở máy chủ diễn ra, nếu tất cả ở trạng thái là "OK” thì nhấn "Next” để tiếp tục
6. Tải gói ngôn ngữ tiếng việt.
Nhấn vào "Dowload the & quot: Vietnamese (vi)" language pack” để tải gói ngôn ngữ tiếng việt, quá trình dowload hoàn thành, nhấn "Next” để tiếp tục.
(Lưu ý trong khi dowload gói ngôn ngữ Tiếng việt thì máy tính nhất thiết phải được kết nối với internet).
Tải gói ngôn ngữ tiếng Việt
Khi quá trình tải gói ngôn ngữ kết thúc, xuất hiện thông báo về thông tin bản quyền, phiên bản Moodle, nhấn "Continue” để tiếp tục.
Cài đặt thành công gói ngôn ngữ tiếng Việt

Thông tin về phiên bản Moodle
7. Cài đặt sơ sở dữ liệu và lập bảng liệt kê các mô-đun cho Moodle.
Cài đặt cơ sở dữ liệu
Khi có thông báo "đã nâng cấp thành công cơ sở dữ liệu” (sau khoảng 2 phút), nhấn vào "Continue” để tiếp tục cài đặt. Chuyển sang giai đoạn "lập bản liệt kê các plug-in”, nhắp nhiều lần vào nút lệnh "Continue” để tiếp tục cho đến khi hoàn tất.
Lập bảng liệt kê các plugin
8. Lập tài khoản quản trị hệ thống
Cung cấp các thông tin dưới đây
Kí danh: tên đăng nhập
Password: mật khẩu đăng nhập
Họ tên người quản trị
Thư điện tử
Tỉnh/Thành phố
Quốc gia: Việt Nam
Múi giờ: UTC + 7
Ngôn ngữ ưa thích: Vietnamese
Hình ảnh đại diện kích thước tối đa là 16MB
Nhắp vào "update profile” để hoàn tất.
Lập tài khoản quản trị
9. Thiết lập trang chủ mới
Cung cấp các thông tin dưới đây
Đặt tên đầy đủ của hệ thống (tùy ý người đặt)
Đặt tên viết tắt của hệ thống
            -    Mô tả trang chủ (giới thiệu sơ lược về hệ thống quản lý học tập này, phần mô tả này sẽ được đăng công khai trên trang chủ)
Nhắp "Lưu những thay đổi” để hoàn tất.
Thiết lập trang chủ           
            Quản lý chứng thực: Lựa chọn quản lý chứng thực dựa trên Email
          Thiết lập quản lý chứng thực
               Quá trình cài đặt thành công, trang chủ hệ thống SPKT e-Learning xuất hiện
Trang chủ hệ thống quản lý học tập
Lưu ý: mặc dù đã chọn gói ngôn ngữ Tiếng việt, tuy nhiên, nhiều nội dung vẫn hiển thị bằng Tiếng Anh.
2.2.3. Thiết lập thông số hệ thống
a. Thiết lập giao diện cho hệ thống:
            Tính năng này cho phép lựa chọn các hình thức trình bày cho hệ thống (giao diện, cấu hình lịch biểu, trình soạn thảo của hệ thống…)
Thiết lập giao diện       
Cài đặt giao diện cho hệ thống: Lựa chọn phần Giao diện/Chọn giao diện chọn giao diện Computer – scientist. Thực tế theme Computer – scientist không có sẵn mà đã được tác giả dowload từ trang http://www.themza.com/moodle/computer-scientist.html sau đó upload vào thư mục theme của moodle.
            Về thiết lập giao diện thì nên để mặc định (Không cho các thành viên có thể thay đổi giao diện của hệ thống, giao diện khóa học, hay thay đổi giao diện các chuyên mục …Xác lập cho phép các thành viên có thể đóng các khối.)
b. Thiết lập trang chủ:
            Quản lý thông tin trên trang chủ (Thiết lập, sao lưu, phục hồi…)
Trang chủ của hệ thống được thiết lập như sau:
            Tên hệ thống: SPKT e-Learning
Trước và sau khi đăng nhập trang chủ hệ thống sẽ hiển thị tin tức và phần hỗn hợp (gồm danh sách chuyên mục và danh sách các khóa học)
            Số tin bài mới nhất: 3
            Số khóa học hiển thị trên trang: 20
            Không cho phép hiển thị các khóa học đang mở trong các chuyên mục ẩn
c Xác lập các chế độ bảo mật và chính sách của hệ thống
Chính sách của hệ thống được xác lập như sau:
     Thiết lập trang chủ
Bảo vệ kí danh
Khi sửa thông tin bắt buộc các thành viên phải đăng nhập vào hệ thống
Mở cho Google vào
Kích thước tập tin tối đa cho phép gửi lên là phụ thuộc giới hạn máy chủ
Cho phép nhắn tin trong hệ thống
Thời gian tối đa để biên tập bào viết là 30 phút
Định dạng tên đầy đủ: Họ + Tên đệm + Tên
Không đặt quy tắc mật khẩu
d. Thiết lập ngôn ngữ cho hệ thống
            - Xác lập tự động nhận  biết ngôn ngữ
            - Ngôn ngữ mặc định là Vietnamnese
            - Cho hiển thị menu ngôn ngữ
            - Xác lập bộ nhớ đệm cho menu ngôn ngữ
Thiết lập ngôn ngữ
2.2.4. Các chức năng quản lý
a. Chức năng quản lý thành viên
            - Authentication: Cho phép chứng thực những thành viên tham gia hệ thống
            - Tài khoản: Cho phép xem danh sách và chỉnh sửa các tài khoản thành viên, thêm thành viên mới, upload ảnh đại diện của thành viên….
            - Permission: Phân quyền cho các thành viên.
b. Chức năng quản lý khóa học
            - Cho phép thêm/sửa các khóa học
            - Cài đặt mặc định của khóa học: Cho phép thiết lập những mặc định về khóa học vd: có thể thiết lập các khóa học được hiển thị trên trang chủ theo tuần, thiết lập số lượng khóa học được hiển thị trong một tuần, chế độ học liên hoàn, dung lượng tối đa được tải lên….
            - Ghi danh
            - Yêu cầu mở khóa học: Cho phép thiết lập chức năn để người học có thể đưa ra yêu cầu mở những khóa học mới.
c. Chức năng quản lý mô-đun:
            Thiết lập và quản lý các mô-đun được cài sẵn gồm:
            Tài nguyên: Đưa các file tài nguyên của khóa học lên trang web như file word, mutimedia….
            Bài tập: Cho phép giáo viên chấm điểm tài liệu đã nộp lên của học viên
            Chat - Tán gẫu: Mô-đun Chat cho phép người tham gia có một cuộc thảo luận như thời gian thực tế qua wed, hay là cách
            Diễn đàn: Để thực hiện các cuộc thảo luận giữa các giáo viên hoặc giáo viên và học viên.
            Database: Truy cập trực tiếp cơ sở dữ liệu…. hữu hiệu để giao tiếp giữa các thành viên.
2.2.5. Tạo, nhập khóa học
Bước 1: Tại phần quản trị hệ thống Click chọn Khóa học     Thêm/Sửa các khóa học
Bước 2a: Tạo chuyên mục mới Click chọn Thêm mục mới
Thao tác thêm mục mới
Khai báo và mô tả mục mới
Bước 2b. Tạo khóa học mới: Click chọn Thêm khóa học mới
Bước 3: Thiết lập cho khóa học
Những thiết lập chung
Lựa chọn chuyên mục cho khóa học
Tên khóa học (bắt  buộc)
Tên viết tắt về khóa học (bắt buộc)
Mã số cho khóa học (tự đặt sao cho phù hợp với khung chương trình đào tạo)
Tóm tắt: Tóm tắt về khóa học
Xác lập thời gian bắt đầu khóa học
Xác lập khóa học là liên hoàm tay không liên hoàn….
Thiết lập về ghi danh (đăng kí học)
Cách ghi danh (mặc định của hệ thống là Internet Enrollment)
Khóa học cho phép tự ghi danh (Có, không, hoặc ghi danh có thời hạn)
Kết thúc các thiết lập Click chọn Save Changes.
Thiết lập cho khóa học
Bước 4. Tạo nội dung và các hoạt động cho khóa học
            Click chọn vào tên kháo học (vd khóa học về Kiến trúc máy tính), hệ thống sẽ chuyển đến Tổng quan các tuần lễ. Tại khu vực quản trị, click chọn Turn Editing on hệ thống sẽ chuyển đến giao diện như sau:
a. Tạo nội dung khóa học:
            Bao gồm 5 hình thức thể hiện nội dung dưới đây:
            - Chèn nhãn: Dùng để soạn thảo tiêu đề của một chương, một bài học, hay một nội dung nào đó. v.v..
            - Viết một trang văn bản thô: Cho phép viết một trang văn bản thuần túy, không có định dạng các cỡ chữ, màu chữ, bảng.v.v. và các liên kết. Trường tên là bắt buộc, phần tóm tắt là tùy chọn, nội dung văn bản được đánh vào phần "Toàn văn” và nó là bắt buộc.
            - Viết một trang mạng (Web): Cho phép soạn thảo một trang web nội dung của trang được soạn thảo trong phần "Toàn văn”, tên của trang mạng là bắt buộc. Tài nguyên dạng này thường được dùng để viết chương trình khóa học, thời gian học, điều kiện tiên quyết, hướng dẫn học tập, mục tiêu….Có một số thiết lập cửa sổ khi trang mạng được duyệt như: Mở trang ở một cửa sổ khác hay cùng cửa sổ, kích thước của trang khi mở .v.v.
            - Tạo các liên kết: Cho phép tạo các liên kết tới một file nào đó trên hệ thống hoặc liên kết tới một địa chỉ web. Tên của liên kết là bắt buộc, trường location sẽ là địa chỉ của file được liên kết hoặc địa chỉ một trang web.
            - Hiển thị một thư mục: Cho phép hiển thị thư mục tài nguyên gốc.
b. Tạo hoạt động cho khóa học
DIỄN ĐÀN
            Để tạo một diễn đàn cần cung cấp các thông tin sau:
            Tên diễn đàn: Moodle không quy định các quy tắc đặt tên cho diễn đàn do vậy có thể tùy ý chọn (quy tắc này áp dụng với tất cả các mô-đun của Moodle).
            Kiểu diễn đàn: Diễn đàn dành cho việc sử dụng thông thường / mỗi người gửi lên một chủ đề thảo luận / một cuộc thảo luận đơn.
            Giới thiệu về diễn đàn: Các giới thiệu chung về diễn đàn, như mục đích, chủ đề…Phần này thường được sử dụng để hước các đối tượng vào từng diễn đàn cụ thể.
            Lựa chọn có thể cho phép học viên gửi bài viết lên diễn đàn: Lực chọn này dùng để hạn chế quyền các học viên gửi bài lên diễn đàn.
            Bắt buộc mọi người đăng ký: Quy định cách thức đăng ký tham gia diễn đàn.
Không: Không bắt buộc mọi người phải đăng ký để tham gia diễn đàn.
Đồng ý tạm thời: Đồng ý đăng ký nhưng sau này có thể hủy đăng ký.
Đồng ý: Đồng ý đăng ký, sau này không thể hủy được đăng ký.
            Theo viết cho diễn đàn: Bật chức năng này nếu đồng ý ghi lại các hoạt động của người dùng, tắt nếu không ghi hoặc có thể tùy chọn theo từng người dùng (tùy chọn).
            Cho phép đánh giá: Cùng với các thảo luận và phúc đáp người dùng có thể có các đánh giá tùy thuộc vào các lựa chọn:
            Nhóm (Không có nhóm nào cả / Các nhóm riêng rẽ / Các nhóm nhìn thấy): Chức năng này cho phép quản lý các học viên theo nhóm. Có thể tổ chức các diễn đàn cho từng nhóm.
            Nhìn thấy với các học viên: Hiện, nếu cho phép học viên thấy và tham gia diễn đàn. Thiết lập ẩn trong trường hợp ngược lại.
BÀI TẬP
            Một bài tập lớn mà ở đó thiết lập các nhiệm vụ với một hạn cuối nộp bài và một giá trị điểm tối đa. Các học viên sẽ có khả năng tải lên một hay nhiều file với phần được yêu cầu. Ngày và thời gian tải lên các file của học viên được ghi lại, giáo viên có thể xem nội dung từng file và cả thời gian nộp bài, giáo viên chấm điểm và nhận xét bài làm của học viên. Nửa giờ sau khi chấm điểm một học viên, hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo cho sinh viên đó về kết quả bài tập.
            Hoạt động bài tập lớn các dạng thức sau:
Tải nhiều tập tin
Văn bản trực tuyến
Tải một tập tin
Hoạt động ngoại tuyến
SCORM:
            Bài học được thiết kế theo chuẩn SCORM
Thông tin chung:
            - Tên : Tên của bài giảng e-Learning dạng LAMS hay dạng SCORM, trường này là bắt buộc phải nhập.
            - Tóm tắt: Tùy chọn này cho phép mô tả về bài giảng này
            - Package file: Điền vào địa chỉ của gói tập tin, hoặc có thể kích vào nút "Chọn hoặc tải tập tin lên…” để chọn tập tin đã có trên hệ thống hoặc tải tập tin mới lên hệ thống để chọn.
Thiết lập khác:
            - Phương pháp phân loại: Trạng thái Scoes; điểm cao nhất; điểm trung bình; điểm tổng kết.
            - Điểm cao nhất: Tùy chọn từ 1 đến 100
            - Số lần thử: Tùy chọn từ 1 đến 6 hoặc không giới hạn
            - Cách tính điểm: Điểm cao nhất; điểm trung bình; điểm lần thử đầu tiên hoặc điểm lần thử cuối cùng.
            - Stage size: Kích thước của sổ khi duyệt bài giảng. Độ rộng; cao; hiển thị trong cùng cửa sổ trình duyệt hay một cửa sổ mới .v.v.
ĐỀ THI:
            Mô-đun Đề thi dùng để đánh giá trình độ của học viên thông qua các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng/sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời đúng với đồ họa và văn bản mô tả. Đối với hình thức học trực tuyến thì các đề thi phải được nghiên cứu kỹ để phù hợp với các đối tượng học viên.
            Mô-đun cung cấp các phương tiện để tổ chức một đề thi trực tuyến, từ tạo đề thi đến các thông tin, báo cáo về học viên thạm gia tih, kết quả
Các thông số cấu hình
            - Thời gian làm bài (không giới hạn /1-110 phút): Thời gian học viên làm đề thi. Nếu thiết lập là "không” thì không hạn chế thời gian làm bài.
            - Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi.
            - Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi, để tránh trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của sinh viên.
            - Tráo đổi vị trí câu trả lời: Cũng với mục đính tránh trùng lặp, thay đổi thứ tự câu trả lời trong mỗi câu hỏi.
            - Số lần làm đề thi: Cho phép học viên làm bài một số lần nhất định sau đó có thể tính điểm dựa vào các bài làm này. Cách này rất có ích cho học viên khi bài đề thi cho phép xem lại lần làm bài trước và có các thông tin phản hồi cho sinh viên…
            - Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): Nếu đề thi cho phép thử nhiều lần, học viên có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin phản hồi tùy thuộc vào thuộc tính này để chọn các phương án trả lời.
            - Cách tính điểm: Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào các lần làm thử đề thi. Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình, điểm lần thử nghiệm đầu tiên. Điểm lần thử nghiệm cuối cùng.
            - Cho phép làm bài dạng loại trừ: Áp dụng khi cho phép học viên làm bài thi nhiều lần. Khi đó học viên có thể có các thông tin phản hồi từ những lần thi trước đó.
            - Trừ điểm nếu làm sai (kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối với mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm bằng tích hệ số trừ và điểm của câu hỏi.
            - Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi.
            - Sau khi học viên trả lời, học viên có thể xem các thông tin (đáp án, điểm, thông tin phản hồi, câu trả lời) theo các hình thức:
            + Ngay sau khi làm bài.
            + Sau này, khi đề thi chưa đóng.
            + Sau khi đề thi đóng
Các thiết lập khác:
            - Học viên có thể xem đề thi trong một cửa sổ an toàn: Cho phép xem đề ti trong một cửa sổ khác.
            - Yêu cầu mật khẩu: Chỉ các học viên có mật khẩu được quyền tham gia thi.
            - Yêu cầu địa chỉ mạng: Địa chỉ mạng máy đang kết nối, cho phép là một nhóm địa chỉ. Khi đó bất kỳ học viên nào tham gia thi cũng phải có mật khẩu xác nhận.
            - Điểm lớn nhất: Điểm này dùng để tính điểm cuối cùng cho đề thi. Điểm này tương ứng với tổng số điểm của tất cả các bài trong đề thi.
TẠO MỘT ĐỀ THI
            Chức năng này được thực hiện bởi người quản trị, giáo viên của khóa học. Các thông tin cần cung cấp:
Tên: Tên của đề thi
Nội dung: Mô tả về đề thi, có thể sử dụng các công cụ soạn thảo của Moodle.
Thời gian bắt đầu: Học viên bắt đầu thực hiện đề thi sau thời gian này.
Thời gian kết thúc: Học viên không thể nộp bài thi sau thời gia này.
Thời gian làm bài (0-110 phút): Thời gian học viên làm đề thi. Nếu thiết lập là không thi không hạn chế thời gian làm bài
Các thông tin tương tự như khi thiết lập cấu hình cho mô-đun thi:
SOẠN CÂU HỎI:
            Để tạo câu hỏi mới ta chọn chức năng "Tạo câu hỏi mới” và chọn loại câu hỏi cần tạo. Dưới đây là các loại câu hỏi hệ thống hỗ trợ:
            - Câu hỏi đa lựa chọn: Lựa chọn1phương án đúng trong nhiều phương án chọn lựa
            - Câu hỏi đúng/sai: Loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời đúng hoặc sai.
            - Câu hỏi có câu trả lời ngắn: Câu trả lời dạng văn bản ngắn.
            - Câu hỏi số: Câu hỏi với câu trả lời có dạng số.
            - Câu hỏi tính toán: Câu trả lời là một công thức, kết quả của biểu thức.
            - Câu hỏi so khớp: Là dạng câu hỏi trong đó chọn tương ứng các phương án và các câu trả lời cho trước.
            - Câu hỏi mô tả: Loại câu hỏi này tương tự như một bài luận, học viên không chọn những đáp án có sẵn mà tự mình đưa ra các đáp án.
            - Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên: Câu hỏi này thực ra là một câu hỏi trả lời ngắn được chọn lựa một cách ngẫu nhiên từ các câu hỏi trả lời ngắn trong danh mục.
            - Câu hỏi nhiều câu trả lời: Một loại câu hỏi tổng hợp trong nó bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ như câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi số .v.v.
2.2.5. Đưa Moodle lên trên mạng Internet
            Cài đặt moodle cục bộ trên windows cho phép chúng ta lập cấu hình cho hệ thống quản lý học tập, hoặc để vận hành cục bộ, làm nháp cho công việc biên soạn nội dung, các hoạt động cho một khóa học…Tuy nhiên trên thực tế hệ thống quản lý học tập thường được đưa lên mạng, thông qua một máy chủ và có tên miền truy cập.
            Để đưa moodle lên mạng ta cần có: Host và Domani (có thể mua từ các nhà cung cấp, tham khảo: http://www.matbao.net sau đó làm theo các bước sau:
            Bước 1: Download gói Moodle Standard Moodle packages tại địa chỉ http://moodle.org/download.
            Bước 2: Upload toàn bộ gói sản phẩm lên web-hosting
            Để việc upload được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, ta có thể sử dụng phần mềm Filezilla (download tại địa chỉ: http://filezilla-project.org/download.php). Sau khi cài đặt và chạy Filezilla vào giao diện của chương trình nhập các thông số về Host- địa chỉ IP của Website, Uername-tên tài khoản, Password-mật khẩu, rồi nhấn Quickconnect để chương trình kiểm tra kết nối với máy chủ. Khi kết nối thành công, bạn sẽ nhận được thông báo Directory listing successful và khi đó việc upload dữ liệu lên máy chủ rất dễ dàng giống như thao tác trên ổ cứng.
            Bước 3: Cài đặt cơ sở dữ liệu
            Đăng nhập vào host để tạo một cơ sở dữ liệu rỗng và tài khoản sử dụng cơ sở dữ liệu.
            Bước 4: Khởi động một trình duyệt web, tại thanh địa chỉ của trình duyệt gõ tên miền đã đăng ký cho hệ thống và bắt đầu  quá trình cài đặt.
            Tới đây các bước cài đặt cơ bản giống với cài đặt trên windows. Lưu ý tại phần khai báo các thông tin cơ sở dữ liệu khi cài đặt trên windows thì ta để mặc định nhưng khi đưa lên hosting thì ta phải khai báo đúng kiểu cơ sở dữ liệu mà ta sử dụng (vd sử dụng kiểu MYSQL), tên Host server, tên cơ sở dữ liệu, người dùng, mật khẩu (xxxxxxx), chữ tiền tố trong các bảng của cơ sở dữ liệu (để mặc định).
2.3 THỰC HÀNH
            - Cài đặt hệ thống moodle trên windows sử dụng gói sản phẩm Moodle for windows
            - Thiết lập hệ thống quản lý học tập
            - Cấu hình các khối cố định trong hệ thống
            - Thay đổi giao diện của hệ thống
            - Với tài khoản của người quản trị hãy thêm thành viên mới cho hệ thống và phân quyền cho những thành viên đó là: giáo viên, giáo viên biên soạn, giảng viên, trợ giảng.
            - Tạo một khóa học trên moodle.